Doraemon và những khác biệt cũ - mới
Chào các bạn, nhân dịp Doraemon ra movie chiếu rạp mới, mình xin phép được viết ra vài ý kiến của mình về tác phẩm này, dưới góc độ của một người trưởng thành. Bài viết dài, mong các bạn đủ rảnh để đọc hết (nhớ đọc hết trước khi gạch đá)
Trước hết phải nói, mình là fan của Doraemon từ hồi lớp 1, đến giờ đã ra trường và đi làm được 4 năm rồi nhưng mình vẫn là fan của Doraemon. Ngày bé thì mình chỉ đọc truyện thôi, mãi sau này, khi đã lớn, mình mới được xem anime, và mình vẫn đầy thích thú.
Để mà nói về sự hấp dẫn của Doraemon thì ko thể nào kể hết đc. Cốt truyện cực đa dạng, bất ngờ, với nhiều bài học bổ ích, nhân vật sống động, gần gũi, nét vẽ đơn giản nhưng đầy tinh tế, tới mức khi có bất cứ sự kiện gì xảy ra, ta đều có thể tìm thấy hình minh họa trong Doraemon (như bức hình dưới đây chẳng hạn). Tóm lại tác phẩm của cụ Fujiko F Fujio (cụ 3F) vô cùng lôi cuốn dù ở lứa tuổi nào.
Về cơ bản thì Doraemon được sáng tạo ra để nhắm đến đối tượng trẻ con (chính xác là Tiểu học trở xuống). Tuy nhiên truyện lại ko bị đóng khung trong những thứ thường thấy cho trẻ con, kiểu như cốt truyện đơn giản, tuyến tính, nhân vật đc phân định rõ ràng, tốt-xấu, chính-phụ, lời thoại, hình ảnh dễ thương, mang tính giáo dục cao. Mặc dù Doraemon vẫn bao gồm tất cả những đặc điểm đó nhưng cụ 3F đã vượt ra khỏi cái khung để mang tới những câu chuyện mang tầm vóc rộng lớn hơn, sâu xa hơn, hack não hơn và truyền tải những thông điệp một cách thực tế hơn. Điều này đã khiến cho mình của ngày bé cảm thấy mình như được coi trọng hơn, người lớn hơn chứ ko còn là đứa nhóc chỉ biết ba cái truyện cổ tích công chúa hoàng tử nữa. Và nó cũng thôi thúc mình tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mình.
Lấy VD ngay từ chương truyện ngắn đầu tiên, khi chắt của Nô đưa Mon về gặp Nô để “thay đổi” quá khứ, Nô đã hỏi ngay “nếu thay đổi được thì cậu có ra đời không?” và cậu chắt đã giải thích rằng ko thể thay đổi các sự kiện trong quá khứ (mà sau này chúng ta biết là do có nghịch lý ông nội), mà chỉ khiến chúng diễn ra thuận lợi hơn. Nếu là một câu chuyện cho trẻ con với cốt truyện trẻ con đơn thuần, hẳn Nô sẽ tiếp nhận ngay sự giúp đỡ và dần có cuộc sống tốt hơn. Hay như chương truyện ngắn cuối cùng, Hành tinh Garapa, thì lại là một câu chuyện với timeline hack não mà ngày bé mình đọc mãi vẫn ko thông được. Bên cạnh đó, Doraemon còm có những chương truyện khá dảk, như Công tắc độc tài, Nobita làm thủ tướng, Bom bình đẳng,... hoặc những chương truyện thẫm đậm suy tư như Bố cũng biết làm nũng, Máy biến đổi khung cửa, Một đêm trước ngày cưới,...
Đó là truyện ngắn, còn truyện dài ta có gì? Tập 3 “Pho tượng thần khổng lồ” có một đất nước bí ẩn ở đâu đó thuộc Châu Phi. Nơi này tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài nhưng lại vô cùng giàu có bởi sở hữu nhiều kim loại quý và có công nghệ đi trước thời đại. Sau biến loạn, hoàng tử phải đi cầu viện người từ bên ngoài (với trang bị từ tương lai) để giúp mình giành lại ngôi vị 🤔
Tập 4, “Lâu dài dưới đáy biển” bí mật về tam giác quỷ Bermuda đc khai mờ là nơi thử nuke của 1 đám A.I
Tập 6, “Tên độc tài vũ trụ” có một tên quốc trưởng độc tài, xấu xa, cai trị đất nước bằng thiết quân luật
Tập 7, “Cuộc xâm lăng của binh đoàn robot”, một chủng tộc với tư tưởng thượng đẳng, chuyên đi nô dịch những chủng tộc khác chỉ vì đấng sáng tạo của họ đã cho một chút ý thức ganh đua vào trong nhận thức của họ.
Tập 12, “Vương quốc trên mây” Đại hồng thủy và sự trừng phạt của chú.a trời đã bị chặn lại bởi vũ khí hủy diệt của con người 😨 Kèm theo đó là định nghĩa về thiên đường, về tự do và hạnh phúc...
Tập 13, “Bí mật mê cung Bliki” có một hành tinh có công nghệ A.I. phát triển đến mức đám A.I. quay ra thao túng con người
...
Kể từ khi nổi lên, mỗi năm, Doraemon đều được ra mắt một phần movie chiếu rạp. Các phần phim này đều do chính cụ 3F lên ý tưởng kịch bản và vẽ phiên bản truyện dài tương ứng. Cụ 3F mất vào năm 1996, khi phác thảo tập “Thành phố thú nhồi bông” còn đang dang dở (cụ đã cố ngồi vẽ đến hơi thở cuối cùng 😢). Các tập về sau hoặc là remake hoặc do các đệ tử của cụ sáng tạo. Theo đánh giá của mình, các tập về sau, nhất là từ Nhân ngư đại hải chiến, tuy hình thức đẹp hơn hẳn, nhưng kịch bản và hình ảnh bị đóng khung hoàn toàn trong cụm từ “cho trẻ con”. Ngoài ra những tập này cũng được tố ưu hóa về SEO, và cả “fan-service”. Một điều dễ nhận ra là ở những tập về sau này, khi đến một vùng đất mới nào đó, tụi nhỏ thường phải thay một bộ trang phục mới để phù hợp với người ở đó. Màn thay trang phục này được đầu tư khá kỹ lưỡng. Chi tiết này với cá nhân mình nó là một dạng fan-service vì mọi đứa trẻ và nhiều người lớn đều muốn được xem các nhân vật quen thuộc khoác lên mình bộ áo mới. Nó cũng làm tăng tính nhận diện của tập phim và trên hết là để cho ra lò được nhiều đồ goods/figure ăn theo. Ở những tập cũ, ngoài tập thời nguyên thủy, tập tụi nhỏ đến xứ 34 và tập 3 chàng hiệp sĩ ra thì còn lại quần áo đều giống nhau (thỉnh thoảng thằng Mon đc thêm cái mũ), thì làm sao làm goods/figure riêng từng tập đc. Tiếp đến, ta thấy nhiều tập về sau có sự xuất hiện của Dorami, dù đa phần chỉ để cameo. Chúng ta đều biết Dorami là cô bé đáng yêu và rất đc yêu thích, và tất nhiên cô bé hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm “cho trẻ con” đã nêu ở trên. Quay lại các tập cũ, Dorami có 1 lần xuất hiện trong tập Lạc vào xứ quỷ, nhưng khác với vai trò cameo như sau này, ở đây cô bé đóng 1 vai quan trọng đối với cốt truyện và có sự xuất hiện vô cùng hợp lý.
Trong các tập thêm mới, vai trò của nhóm bạn cũng bị nerf đáng kể. Fame chỉ tập trung vào Mon - Nô và nhân vật mới của mỗi tập, khiến cho Nô như 1 người hùng toàn năng. Trong khi đó, hình tượng của Shizuka cũng bị biến đổi thành một cô nàng bánh bèo, thảo mai theo suy nghĩ của nhiều bạn trẻ bây giờ.
Thêm một chút ở các tập remake. Trong tập Binh đoàn robot, nhà làm phim đã bớt 1 nhân vật xù xì, góc cạnh ở bản gốc để biến nó thành 1 nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu dù việc này chẳng liên quan gì mấy với cốt truyện. Ở tập hành tinh tím, bản remake đã thêm vào bi kịch riêng cho một nhân vật phụ và biến nhân vật nam béo ú này thành nhân vật nữ dễ thương. Việc này ngoài fan-service thừa thãi thì còn khiến phim nhấn mạnh hơn về tình cảm gia đình một cách khiên cưỡng và làm loãng chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tổ quốc của cốt truyện. Tương tự vậy, ở tập lạc vào xứ quỷ remake, câu chuyện cũng bị thêm vào drama cho nhân vật phụ, thay đổi ngoại hình cho một nhân vật kinh dị và nhấn mạnh vào tình cảm gia đình một cách khiên cưỡng. Trong các tập remake, chỉ duy nhất tập pho tượng thần là ko bị thay đổi cốt truyện và hình thức.
...
Mặc dù còn nhiều điểm trừ nhưng việc thay mới đã giúp cho Doraemon dễ dàng tiếp cận nhiều trẻ em hơn, hợp thời đại hơn, qua đó giúp hình tượng và thương hiệu Doraemon đc trường tồn qua năm tháng. Với cá nhân mình, dù cực kỳ ko thích nhưng vẫn chờ đón nó nồng nhiệt. Mỗi năm, khi hè về, được dịp nài nỉ người thân, bạn bè, người lạ... (nhưng chẳng ai chịu) đi xem Doraemon đã thành 1 thói quen. Và dù xem phim no cảm xúc nhưng đến credit thì lại khóc như mưa 🥲 Doraemon là một phần của tuổi thơ, là mảnh ghép tạo nên con người mình của hiện tại. Vì vậy dù phim có thay đổi ra sao, dù mình có cảm thấy nó tệ đến mức nào thì vẫn sẽ mãi ủng hộ.
Hi vọng mỗi movie mới của Doraemon đều đạt doanh thu cao, hi vọng Doraemon mãi mãi đc trẻ con đón nhận
Nhận xét
Đăng nhận xét